RẮN LỤC ĐẦU TAM GIÁC

Share:

Rắn lục là một loài động vật khá phổ biến và có nhiều loại khác nhau ở Việt Nam. Vậy rắn lục xanh có độc không và có những loại rắn lục nào ở nước ta? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Rắn lục đầu tam giác

*
Hình ảnh rắn lục xanh trong tự nhiên

Rắn lục xanh có độc không?

Chắc hẳn, đã có nhiều người biết về loài rắn lục xanh nhưng cũng có không ít trong chúng ta chưa biết đến loài rắn này. Vì vậy, trước khi tìm hiểu rắn lục xanh có độc không thì hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của chúng.

Tìm hiểu về đặc điểm của rắn lục xanh

Tên gọi của chúng bắt nguồn từ đặc điểm màu sắc nổi bật trên thân của rắn hổ xanh. Trên lưng của chúng được bao phủ bởi lớp vảy có màu xanh lá cây. Phần bụng có màu xanh nhạt hoặc màu vàng.

Thân của loài rắn này to ở giữa và nhỏ dần về phía đuôi và cổ. Loài rắn này cũng đặc biệt bởi có đầu hình tam giác, màu xanh lá cây to hơn phần cổ rất nhiều. Đôi mắt màu đỏ luôn nhìn về phía trước để tìm kiếm con mồi và tránh các mối đe dọa.

Rắn lục xanh thường sinh sống trên cây hoặc dưới mặt đất ở các khu rừng, bụi rậm, đồng cỏ hay rừng trúc. Với đặc điểm thân hình màu xanh lá cây nên trong quá trình săn mồi và chạy trốn kẻ thù, chúng có thể dễ dàng lẩn trốn và ngụy trang ở trên các tán lá cây.

Rắn lục xanh thường săn mồi vào ban đêm, ban ngày chúng chui vào hang hoặc hốc cây. Thức ăn của loài rắn này là các loài động vật có vú nhỏ, thằn lằn, chim.

Loài rắn này phân bố chủ yếu ở các Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và một số nước khác ở Nam Á.

Ở Việt Nam, rắn lục xanh được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Rắn lục xanh có độc không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Rắn lục xanh là một loài rắn độc có tên khoa học là Trimeresurus stejnegeri (Schmidt) – thuộc họ rắn có hố má (Crotalidae).

*
Rắn lục xanh có độc không?

Nọc độc của chúng có chứa độc tố Hemotoxin rất mạnh. Khi bị rắn lục xanh cắn, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn ở vị trí vết thương. Cơn đau sẽ không giảm cho đến 24h sau khi bị rắn cắn.

Chỉ trong vài phút sau khi cắn, vị trí vết thương sẽ sưng lên nhanh chóng, da và cơ sẽ bị hoại tử. Đồng thời, phần thịt xung quanh vết thương sẽ nhanh chóng bị chết và biến thành màu đen để vết cắn sẽ hiện rõ.

Kích thước của vùng thịt bị hoại tử sẽ phụ thuộc vào lượng nọc độc mà rắn lục xanh tiêm vào và độ sâu của vết cắn.

Mặc dù có nọc độc mạnh nhưng có rất ít ca tử vong do rắn lục xanh cắn. Cách sơ cứu hữu hiệu nhất cho nạn nhân bị loài rắn này cắn là dùng gạc để lau sạch vết cắn và nọc độc bên ngoài. Không nên gạc garo hay rạch để hút nọc độc ra ngoài vì sẽ làm vết thương nhanh bị hoại tử hơn.

Vì huyết thanh điều trị có tác dụng tốt nhất trong 4 tiếng sau khi bị rắn cắn. Sau khi sơ cứu thì nhanh chóng chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất.

Ở Việt Nam còn có một loài rắn có màu sắc cũng rất đẹp là rắn hổ hành. Vậy rắn hổ hành có độc không? Mặc dù cũng có màu sắc sặc sỡ những loài rắn hổ hành không hề có độc như rắn lục xanh.

Các loại rắn lục khác ở Việt Nam

Theo thống kê, ở Việt Nam có trên 200 loài rắn thuộc 8 họ khác nhau. Ngoài rắn lục xanh thì họ rắn lục còn có những loại khác, cụ thể là:

Rắn lục đuôi đỏ

Loài rắn này có tên khoa học là Trimeresurus albolabris và ngoại hình khá giống rắn lục xanh. Dựa vào đặc điểm phần đuôi của chúng có màu nâu đỏ là cách phân biệt rắn lục đuôi đỏ và rắn lục xanh.

Rắn lục đuôi đỏ có nọc cực độc, chúng là loài rắn độc nhất trong họ rắn lục. Chúng sẽ trở nên hung dữ và độc hơn trong quá trình mang thai.

Trong các loại rắn lục, đây là loài duy nhất đẻ con. Sau khi thụ tinh, cá thể cái sẽ giữ trứng ở bên trong cơ thể cho đến khi nở thành con non.

Xem thêm: 30 Phút Cardio Giảm Mỡ Toàn Thân Được Tập Nhiều Nhất, Bài Tập Giảm Cân Và Đốt Mỡ Hiệu Quả Nhất

Rắn lục đuôi đỏ thường sinh sống ở các vùng đồi núi có độ cao dưới 400m so với mực nước biển. Chúng cũng có mặt ở hầu hết trên lãnh thổ Việt Nam.

Rắn lục đầu bạc

Đây là loài rắn có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 80cm. Tên khoa học của chúng là Azemiops feae. Trong các loại rắn lục thì đây là được cho là loài nguyên thủy nhất.

Đúng như tên gọi của nó, đầu của loài rắn này có màu bạc trắng, hơi dẹp và phân biệt rõ với phần cổ. Thân của rắn lục đầu bạc có màu đen và có nhiều hoa văn màu đỏ hoặc cam.

Khu vực sinh sống của loài rắn này là những vùng núi cao lên tới 1000m. Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn là tỉnh mà có rắn lục đầu bạc sinh sống.

Rắn lục núi

Rắn lục núi có kích thước cơ thể dài khoảng 50cm, đầu hình tam giác bên trên phủ những chiếc vảy nhỏ. Loài rắn này thường có màu cam hoặc nâu đỏ, trên thân có nhiều hoa văn tối màu.

Thức ăn của rắn lục núi chủ yếu là các loài động vật nhỏ, thằn lằn, ếch nhái, chim và chủ yếu hoạt động vào ban đêm.

Loài rắn này thường sinh sống ở các vùng núi cao có thể lên tới 1.500m. Tại Việt Nam, rắn lục núi xuất hiện ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, VĨnh Phúc, Lạng Sơn, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

Rắn lục sừng

Tên khoa học của rắn lục sừng là Trimeresurus cornutus. Hình dáng của loài rắn này khá giống với rắn lục xanh. Tuy nhiên cơ thể của chúng lại có màu xám hoặc bạc, trên thân có nhiều hoa văn màu đen. Đặc điểm nổi bật nhất là vảy ở trên mắt phát triển thành một cái sừng.

Kích thước trung bình của rắn lục sừng là khoảng 50cm. Chúng thường sinh sống ở các vùng núi cao ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Lào Cai. Trên thế giới chưa thấy sự xuất hiện của loài rắn này.

*
Hình ảnh rắn lục sừng với đôi sừng trên mí mắt

Rắn lục mũi hếch

Rắn lục mũi hếch có đầu hình tam giác, trên đỉnh có phủ các vảy lớn. Phần mõm của chúng kéo dài ra phía trước và hơi hướng lên phía trên.

Lưng có màu nâu và những vệt đen hình chữ X, bụng có vết lớn màu đen. Có lẽ, đây là loài lớn nhất trong các loại rắn lục ở Việt Nam với kích thước có thể dài lên đến 1.8m.

Loài rắn này thường sinh sống ở những vùng núi cao, bên cạnh các suối nước hoặc khu vực nương rẫy. Chúng di chuyển khá chậm và thường lẩn tránh khi gặp con người.

Thức ăn của rắn lục mũi hếch là các loài thú nhỏ như chuột, chim, thằn lằn. Nọc độc của chúng có thể gây chết người. Ở Việt Nam, loài rắn này phân bố ở Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc.

Rắn lục Von – gen

Loài rắn này còn được gọi khác là rắn lục miền Nam và tên khoa học là Viridovipera vogeli. Phần lưng và đầu của rắn lục Von – gen có màu xanh lục, bụng cũng có màu xanh lục nhưng nhạt hơn. Phân cách giữa lưng và bụng là một dải màu sáng kéo dài từ phần cổ đến đuôi.

Rắn lục miền Nam thường sống trong các bụi rậm, lùm cây thấp và hoạt động vào ban đêm. Môi trường sống là ở các vùng núi có độ cao từ 900 đến 1.500m ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đồng Nai.

Các loại rắn lục ở Việt Nam thường có nọc độc khá mạnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn đọc nên tránh xa những loài rắn này để hạn chế nguy hiểm.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề rắn lục xanh có độc không và thông tin những loài rắn lục ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức hơn về các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.

Thực trạng bảo tồn động vật hoang dã: Hiện nay, việc săn bắt và buôn bán động vật hoang dã diễn ra ở nhiều nơi và ngày càng tinh vi. Nước ta được cho là một trạm trung chuyển của đường dây tội phạm buôn bán động thực vật hoang dã trái phép. Việc tổ chức Hội nghị Iwt Hà Nội 2016 và đưa ra tuyên bố chung để chấm dứt tình trạng này là một bước tiến quan trọng nhưng cũng cần sự chung tay của tất cả mọi người. Cộng đồng quốc tế cũng ủng hộ chúng ta mạnh tay hơn trong việc xử lý các hành vi liên quan đến buôn bán trái phép động thực vật hoang dã. Bạn đọc tham khảo chi tiết tại: https://www.europapress.es/economia/noticia-comunicado-gobierno-vietnamita-recibe-peticion-cerrar-redes-trafico-fauna-salvaje-viet-nam-20161121120338.html

Bài viết liên quan